CUỘC THI “KỂ CHUYỆN TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”

Sau hàng loạt những thành công của các hoạt động đoàn hưởng ứng tháng thanh niên diễn ra trong thời gian qua. Ngọn lửa đoàn của khoa lại một lần nữa rực sáng bởi sức nóng của cuộc thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” diễn ra vào 19h ngày 20/03/2011 tại hội trường A10 ĐHSP Hà Nội.


7 gương mặt là đại diện xuất sắc của 7 chi đoàn đã thực sự làm BGK và khán giả có những phút giây lắng đọng và đầy xúc động. Cuộc thi mở đầu bằng tiết mục văn nghệ dịu dàng của chi đoàn k58 và bài múa “Dòng máu lạc hồng” đến từ chi đoàn K60A. Sự chuẩn bị kĩ lưỡng của ban tổ chức và sự nhiệt huyết của các thí sinh là nhân tố quan trọng để đưa tới sự thành công tốt đẹp của cuộc thi . Câu chuyện “ Nước Nóng nước lạnh” qua giọng kể của nữ sinh đến từ chi đoàn K59 đã hòa vào hội trường những cảm xúc đầu tiên, để mọi người được sống trong nỗi nhớ khôn nguôi về Bác- người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Mỗi thí sinh lại đem đến một câu chuyện, một bài học và những suy tư của bản thân . Chuyện về bao diêm, về con đường “Quyết Thắng”, chuyện về chị Tín được Bác tới thăm đêm giao thừa…..có lẽ đó không phải là những câu chuyện xa lạ với chúng ta , song dưới giọng kể của các thí sinh, dưới âm thanh dịu dàng của các ca khúc viết về Bác chúng ta lại một lần nữa được sống , được nhớ , và được hiểu hơn về cuộc đời thanh bạch của Người.
Khép lại cảm xúc, khép lại những câu chuyện về Bác, BGK đã hết sức khó khăn để tìm ra người dành giải nhất. Song bằng sự làm việc công tâm, đánh giá kĩ lưỡng cuối cùng thí sinh Nguyễn Thị Vân đến từ chi đoàn K60A đã dành giải cao nhất với câu chuyện “ Sao Bác lại đến thăm nhà cháu” . Giải nhì được trao cho câu chuyện “ Thời gian quý báu lắm” của bạn Nguyễn Thị Hằng chi đoàn K60B. Kết thúc cuộc thi thầy trưởng khoa Nguyễn Viết Huấn nhận xét, trao hoa và quà lưu niệm cho các thi sinh.
Cuộc thi đã đi qua nhưng những âm hưởng của nó vẫn còn vang vọng mãi trong lòng mỗi người. Đó là những bài học giản dị về cuộc sống này , về con đường của thế hệ trẻ hôm nay. Qua đó đã bồi đắp những lớp phù sa để ngày mai sinh viên khoa GDQP vững vàng hơn trong công việc của một “người đưa đò thầm lặng”
 Dưới đây là một số hình ảnh về chương trình: