Chuyên đề súng tiểu liên AK - Phần 2

(Nguồn: quocphonganninh.edu.vn)
Nhận định sự  phát triển súng Tiều liên AK và khả năng nâng cấp súng AK với các nước có nền công nghiệp quốc phòng chưa phát triển - Phần 2
Các loại đạn sử dụng
Đạn AK tiêu chuẩn 5.45х39. và 7.62х39

Vận tốc ban đầu của đạn 5.45 là 900 m/s, khối lượng của đạn là 10,2  gram, nhẹ hơn 6 gram so với đạn 7.62х39mm (16.2 г), nếu mang theo biên chế là 8 băng đạn (240 viên) cho khối lượng là  1,4 kg. Loại đạn mới này cho phép tạo một đường thẳng quỹ đạo đường đạn trong khoảng cách 100m tầm bắn.
Vào những năm cuối của thế kỷ 20, quân đội các nước trên thế giới đã trải qua các cuộc chiến tranh lớn và những cuộc chiến tranh cục bộ với mật độ sử dụng vũ khí bộ binh và hỏa khí rất lớn. Những kinh nghiệm chiến đấu đã làm nảy sinh yêu cầu cải tiến các loại vũ khí theo hướng giảm thiểu khối lượng vũ khí và đạn dược, sức giật của súng. Nâng cao khả năng bắn trúng, bắn chụm, tiết kiệm các vật liệu quý hiếm khi sản xuất đạn. Giải pháp cho các vấn đề đó là cải tiến và hoàn thiện vũ khí thế hệ mới của súng trường tự động và đạn có độ giật thấp với đường kính tiêu chuẩn 5,45 – 5,56mm. Thay thế cho cỡ đạn 7,62mm. Ở Liên xô ( CCCP) đã thiết kế và đưa vào sử dụng loại đạn 5,45mm dành cho súng tiểu liên AK -74 với đầu đạn thông thường.

Kiểu đạn tiêu chuẩn 5,45mm được sử dụng đến năm 1987, cho đến khi trong quân đội các nước bắt đầu phổ cập các thiết bị bảo vệ cá nhân ( áo giáp). Thiết kế và chế tạo các loại đạn được hướng theo phương án thay lõi đạn thường bằng lõi thep 65G, 70 và 75, và nhiệt luyện sao cho lõi đạn đạt độ cứng không thấp hơn 60 HRC. Kính thước và hình dáng viên đạn vẫn không thay đổi.

Nhưng sự phát triển của những thiết bị bảo vệ cá nhân ( Áo giáp cá nhân sử dụng các miếng giáp được làm từ thép titan đã ngăn chặn rất hiệu quả khả năng xuyên thấu của đạn 5,45mm 7H6, đầu đạn không có khả năng xuyên giáp titan ngay cả trong trường hợp bắn gần do lõi của đạn không được thiết kế tối ưu nhất. Trước các nhà chế tạo đạn xuất hiện bài toán mới, thiết kế kiểu đạn 5,45mm có khả năng xuyên giáp cao nhất.
Vào năm 1992. tập thể các nhà thiết kế và sáng chế của nhà máy chế tạo máy Barnaul đã thiết kế, chế tạo và đưa vào trang bị loại đạn xuyên giáp mới có khả năng xuyên thấu mọi loại giáp thông thường.
Đầu đạn 7H10 có điểm khác biệt so với đầu đạn 7H6 là, lõi đạn được dập nguội và vê nhọn, đường kính chỗ cao nhất của viên đạn không quá 1,8mm, viên đạn nặng thêm 5%, so sánh bên ngoài với đầu đạn 7H6 hoàn toàn không khác nhau. Vào năm 1993 công tác nghiên cứu nhằm nâng cái hiệu quả sát thương mục tiêu, độ chụm của đạn và công nghệ sản xuất đạn, đã năng động phát triển, kết quả thử nghiệm thành công và năm 1994 đã sản xuất hàng loạt loại đạn 5,45mm với khả năng xuyên giáp rất cao. Cho phép xuyên thấu lớp áo giáp bằng thép titan
Điểm đặc biệt của đầu đạn  7Н10 (3) là lớp vỏ của đầu đạn được bọc bằng chì cứng, lớp chì bao bọc bên ngoài cho phép đầu đạn bằng thép các bon có khả năng xuyên thấu qua các miếng titan trên ao giáp ở khoảng cách 200m và các mảnh giáp thép có độ dầy tới 16 mm ở khoảng cách 100m, Giải pháp kỹ thuật đó được xuất hiện trong quá trình nghiên cứu quá trình xuyên phá của đạn, lý tính kỹ thuật của quá trình xuyên thấu.  Quá trình xuyên phá giáp bảo vệ của đạn 7H10 được thể hiện theo sơ đồ sau:


Khi đạn 7H10 chạm vào giáp sắt, lớp vỏ chì bám chặt vào mặt giáp và lõi đạn tiếp tục đi sâu vào miếng giáp sắt, lớp vỏ chì tạo thành 1 mội trường kín, lõi đạn chuyền toàn bộ động năng của lõi đạn vào miếng giáp và tăng lên nhiều lần sức xuyên phá của lõi đạn vào tấm giáp thép
Đạn 7H10 đã nâng cao khả năng xuyên phá giáp bảo vệ cá nhân nhưng đó chưa phải là chấm hết của cuộc cạnh tranh giữa giáp bảo vệ và đạn xuyên phá. Từ giải pháp trên đã xuất hiện đạn xuyên thép và được đưa vào trang bị vào năm 1998 loại đạn xuyên thép 7H22 5,45mm
Với loại đạn 7H22 đã sử dụng loại lõi đạn nhọn được chế tạo từ thép hợp kim các bon cường độ cao Y12A. Lõi đạn nhọn được chế tạo với hình khối hoàn chỉnh và chế tạo từ thép bền và cứng đã cho phép xuyên phá các lớp vỏ thép có độ dầy 6mm ở khoảng cách 250mm
Thông số kỹ thuật cơ bản của đạn 5,45mm được đưa vào bảng 1. Hiệu quả xuyên thép của đạn 5,45mm được giới thiệu ở bảng 2.

Phân biệt các loại đạn 5,45mm là: Đạn 7H6 có vành sơn đỏ ở đầu đạn và ở đuôi vỏ đạn. Đạn xuyên giáp 7H10 có màu sơn tím ở thân viên đạn. đạn 7H22 xuyên thep có sơn màu đỏ và mầu đen ở đầu viên đạn. Ngoài ra, có thể phân biệt các loại đạn dựa trên năm sản xuất và nhà máy sản xuất đạn ở đuôi đạn


Ký hiệu trên đạn số nhà máy và năm sản xuất

Số hiệu nhà máy sản xuất đạn
Nhà máy chế tạo máy Ulyanov  (3)
Nhà máy cơ khí Yuriujan  (38)
Nhà máy công cụ Lugan  (270)
Nhà máy đạn Tula (539)
Băng đạn súng tiểu liên AK-74
 
Băng đạn sử dụng cho súng AK-74 là băng đạn tiêu chuẩn 30 viên đạn. Được sơn thành 3 mầu chủ yêu là: Sơn sần mầu đen, sơn sần mầu mận sẫm và mầu da cam . Các sản phẩm thương mại có thể sơn bất cứ mầu nào hoặc theo địa giới, môi trường sử dụng.
Trên ảnh là một số các mẫu băng đạn, không phải loại băng đạn tiêu chuẩn, nhưng rất thuận lợi cho sử dụng.
Loại băng dài, chủ yếu dành cho súng trung liên RPK-74 có 45 viên đạn hoặc băng tròn 75 viên
Đối với loại súng cac bin dành cho du kích Saiga có sản xuất loại băng đạn đạn 10 viên, nhưng chủ yếu dùng cho đạn 7,62x39mm. Dành cho đạn 5,45x39 chưa chứng minh được đã sản xuất hàng loạt loại băng đạn này.
Đối với súng tổ hợp tiểu liên, phóng lựu Kanareika có sản xuất loại băng đạn 20 viên cho đạn 5,45x39 cho phép người bắn có thể nằm thấp hơn.

Đã tồn tại băng đạn 4 dãy đạn chứa đến 60 viên đạn, nhưng có vấn đề với việc tiếp đạn và không ổn định chắc chắn, do đó loại băng đạn này không được tiếp nhận trong sử dụng.

Để nạp đạn nhanh chóng và hiệu quả trên trường bắn hoặc trong điều kiện huấn luyện, sử dụng các kẹp đạn, mỗi kẹp đạn cho phép kẹp đến 15 viên đạn AK-74