TKB- Kỳ II năm học 2011-2012 (Cập nhật ngày 15/12/2011)

 Nguồn: Website trường ĐHSP (hnue.edu.vn)
1. TKB các môn chung
Ngày 14/12/2012 : bắt đầu mở cổng cho SV K59 đăng ký
         - K59 chính thức học vào ngày 26/12/2011
        - K60 chính thức học vào ngày 9/01/2012
        - K61 chính thức học vào ngày 6/02/2012
2. TKB các môn chuyên ngành
Bấm vào đây để xem chi tiết

Về đào tạo giáo viên và vị thế của trường đại học sư phạm hiện nay

(Nguồn: Hnue.edu.vn) Là người quản lí trực tiếp của một trong hai trường ĐH Sư phạm hàng đầu Việt Nam về đào tạo đội ngũ giáo viên cho cả nước, GS, TS Nguyễn Viết Thịnh, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội thấy rằng, cần phải có phương cách đổi mới phương pháp đào tạo vì sắp tới chương trình sách giáo khoa có sự thay đổi.

Đào tạo giáo viên để phù hợp với chương trình SGK mới

Thầy đánh giá thế nào về những khó khăn chung của các trường Sư phạm hiện nay trong đào tạo giáo viên?

Tôi còn nhớ vào quãng thời gian thập kỷ 80-90, đó là thời gian khó khăn, người ta thường có câu dân gian “chuột chạy cùng sào”. Tuy nhiên, sau đó chúng ta đã có những chính sách hết sức tốt cho các sinh viên sư phạm (không phải đóng học phí). Giáo viên ra trường có hệ số đứng lớp.

Như vậy, thời kỳ rất dài chúng ta có được một đội ngũ tốt, với sinh viên đầu vào rất cao. Những số giáo viên đó hiện nay ít nhất đã có 10-15 năm trong nghề và đã được xã hội thẩm định.

Nếu bây giờ chúng ta tiên lượng được những khó khăn trong đầu vào, và sẽ có tác động tới 10-15 năm sau. Thì, ngay từ bây giờ chúng ta phải có những giải pháp mạnh để khắc phục tình trạng sau này giáo viên kém chất lượng. Đừng để câu nói “chuột chạy cùng sào” được nhắc lại trong dân gian.

Vậy, theo thầy các trường Sư phạm nên làm gì lúc này để nâng cao chất lượng đào tạo đầu ra?


Tôi rất mừng, trong báo cáo của Bộ lần này có nói tới mạng lưới các trường sư phạm. Chúng ta đồng ý luật giáo dục, đăng ký mở mã ngành để các trường căn cứ vào các nhu cầu của mình để tuyển sinh, căn cứ vào nhu cầu xã hội để mở ngành.

Nhưng, đứng về phương diện quản lí, tôi mong rằng nên tập chung vào những trường Sư phạm có uy tín. Vì  những trường đó được tuyển sinh ở phạm vi rộng hơn, các em ở xa đến học có thể tăng cường chỗ ở ký túc xá để giảm chi phí xã hội cho các em.

Tất cả thứ đó sẽ tiết kiệm được nguồn lực xã hội rất lớn. Chỉ cần một vài năm làm được điều ấy, sẽ nâng vị thế xã hội và nâng được vị thế của trường đó trong đào tạo tuyển sinh giáo viên.

GS, TS Nguyễn Viết Thịnh chỏ rằng, việc xét tuyển giáo viên hiện nay nên để quyền tự quyết cho các Sở GD&ĐT. Ảnh Xuân Trung

Giáo viên phải làm việc trong môi trường đa văn hoá

Có một số ý kiến cho rằng, song song với việc thay đổi SGK thì cần phải thay cả giáo trình dạy các sinh viên Sư phạm, điều này nhà trường đã tính đến chưa?

Với đòi hỏi thực tế, về đội ngũ giáo viên cho tương lai, chúng ta cần phải nâng chuẩn cho giáo viên từ mầm non tới tiểu học. Tôi thấy nước ngoài họ cũng áp dụng như thế, tức là Thạc sỹ mới được dạy tiểu học. Hiện nay, lợi thế của chúng ta là nhiều trường sư phạm đã có khoa tiểu học, đã có khoa mầm non thì cần phải suy nghĩ thế nào để tăng thêm lượng tuyển sinh, mục đích là tăng thêm hạt giống.

Ngay khi chúng tôi tham gia dự án đào tạo giáo viên THCS (viết sách cho CĐ), trong bất cứ một giáo trình cơ bản nào thì cũng có phần hướng dẫn dạy học. Đối với đào tạo giáo viên, xưa nay đã thấm nhuần.

Do suy nghĩ ra trường không xin được việc, lương thấp. Sinh viên các ngành sư phạm hiện không mặn mà. Ảnh minh họa Xuân Trung

Phải lựa chọn theo kiến thức cơ bản nào để dạy trong đào tạo. Nên chúng ta thấy rất rõ sự khác biệt trong cùng giáo trình cơ bản. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ tăng cường biên soạn các loại sách công cụ.

Thực ra, chúng ta cũng phải hình dung việc chúng ta đang đào tạo giáo viên ở một Quốc gia, tuy chúng ta không có dân nhập cư, nhưng chúng ta có 54 dân tộc.

Thực tế, chúng ta phải đào tạo giáo viên làm được việc trong môi trường đa văn hóa. Do sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng miền còn chênh lệch, cho nên cơ sở vật chất cho thực hành, giảng dạy của giáo viên các nơi không giống nhau.

Đào tạo làm sao cho giáo viên phải chiến thắng trong mọi hoàn cảnh, thời tiết, trường lụt vẫn phải dạy tốt, mất điện phấn trắng, bảng đen vẫn phải dạy tốt…Cái đó là cái đang hướng tới trong đổi mới.

Mục tiêu là đào tạo đội ngũ giao viên chất lượng cao để phù hợp với yêu cầu thực tế. Ảnh minh họa Xuân Trung

 Sách nhiễu trong tuyển dụng giáo viên là huỷ hoại ngành giáo dục

Theo thầy, có nên có những chính sách đãi ngộ những giáo viên để tăng lượng sinh viên trong các ngành Sư phạm?

Tôi cho rằng việc đầu tiên là sinh viên tốt nghiệp phải có việc làm. Có việc làm để các trường tính xem nên đào tạo bao nhiêu. Vì vậy, hãy nhường những việc đó cho những trường có truyền thống.

Điều nữa, khó nói do không ai nhìn thấy, chỉ có người trong cuộc mới nhìn thấy, đó là liệu có sự sách nhiễu trong vấn đề tuyển dụng hay không. Nếu có, tôi xin nói thẳng nó sẽ hủy hoại ngành giáo dục, hủy hoại ngay nhân cách của người thầy, hủy hoại ngay quan hệ trong hội đồng giáo dục giữa thủ trưởng và nhân viên. Có thể không cần truy cứu nhưng cũng phải có cách để ngăn chặn.

Hiện nay, một số trường ĐH sư phạm có điểm đầu vào rất thấp nhưng khi tốt nghiệp các em lại sở hữu những tấm bằng khá giỏi. Thầy đánh giá như thế nào vấn đề này, liệu đào tạo có thực chất?


Tôi không bình luận về việc này. Vì nếu như chúng ta có thể biến một học sinh trung bình sau một thời kì các em nỗ lực, thành khá giỏi đó là điều hết sức mừng. Cũng có những em trước kia ở gia đình không có điều kiện học thêm nên điểm thi vào ĐH chỉ có thế, nhưng vào ĐH được khích lệ với môi trường mới nên hăng hái học tập. Vấn đề này phải xem cụ thể.

Nếu trường đó đánh giá không khách quan theo tôi chúng ta phải tuyên truyền, phải căn cứ vào thương hiệu của các trường, các trường hãy duy trì thương hiệu để có thể đánh giá được chất lượng đào tạo.
Làm thế nào để thu hút được người tài vào học ngành sư phạm?
Hằng năm vẫn có những sinh viên giỏi vào học ngành sư phạm, nhưng tôi muốn những sinh viên giỏi nhất. Hiện nay, có một điều nguy hại ở thành phố. Các thí sinh ở thành phố lớn thường không thi vào sư phạm nữa. Như thế, những thế hệ giáo viên sau này ở các thành phố lớn lại chủ yếu là sinh viên đến từ các tỉnh thành. Để tiếp cận với một môi trường mới, không quen thuộc gì, đó là một vấn nạn.
GS, TS Nguyễn Viết Thịnh
Xuân Trung (thực hiện)

Chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi!

Hôm nay, ngày 25/8./2011 là Sinh nhật lần thứ 100 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2011). Nhân dịp này toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên khoa Giáo dục Quốc phòng - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với những cống hiến to lớn của Đại tướng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và trân trọng gửi tới Đại tướng lời kính chúc sức khỏe.
Để tìm hiểu cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua ảnh, mời bấm vào đây. (hnue.edu.vn - Trang web trường ĐHSP Hà Nội).

Năm 2010, cán bộ và nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tặng Đại tướng bài thơ thất ngôn tứ tuyệt:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Bảng điểm môn GDQP dành cho SV chung ĐHSP HN(cập nhật ngày 22.8.2011)

Các sinh viên chú ý xem kỹ bảng điểm của mình, nếu có sai sót xin mời lên gặp ngay cô Hà, Văn phòng khoa GDQP - Phòng 209 nhà A1 trường ĐHSP Hà Nội để giải quyết, đảm bảo cho việc làm chứng chỉ môn GDQP.
Số điện thoại: 0988 608 389. 
Bấm vào đây để tải bảng điểm về.

Chào Mừng năm học mới 2011 - 2012

Hôm nay, 15 tháng 8 năm 2011, các sinh viên của khoa GDQP bắt đầu bước vào năm học mới. Năm học này gắn với nhiều sự kiện lớn và có ý nghĩa đối với sinh viên, điển hình là kỷ niệm 60 năm thành lập trường ĐHSP Hà Nội (11/10/1951 - 11/10/2011), Kỷ niệm 30 năm thành lập khoa GDQP trường ĐHSP Hà Nội (29/12/1982 - 29/12/2011)...
Năm 2011 cũng là năm sinh viên khóa đầu tiên - K57 của khoa GDQP chuyên ngành GDCT - GDQP tốt nghiệp với 39 cứ nhân phục vụ cho sự nghiệp Trồng Người của đất nước.
Nhân dịp năm học mới, Ban Chủ Nhiệm khoa, Liên chi đoàn - Hội sinh viên khoa chúc các em sinh viên một năm học mới mạnh khỏe, ra sức học tập để trở thành người công dân có ích cho xã hội. Chúc các em sinh viên mới K61 sớm hòa nhập với môi trường học tập mới và ngày càng tiến bộ!
BCN khoa

Ưu đãi cước điện thoại cho cán bộ Đoàn, học sinh, sinh viên

(ANTĐ) - Mạng điện thoại Vinaphone vừa triển khai các chính sách cước mới ưu đãi cho học sinh, sinh viên và các cán bộ Đoàn trên cả nước.
Cụ thể, cán bộ Đoàn thuộc các trường học, cơ quan tổ chức và doanh nghiệp độ tuổi dưới 42 sẽ được ưu đãi 60 phút gọi nội mạng VinaPhone, cố định VNPT hàng tháng và nhiều khuyến mại khác. Cán bộ Đoàn cũng có thể đăng ký nhóm 5 thuê bao để hưởng mức cước 780 đồng/phút. Để đăng ký các thành viên trong nhóm, thuê bao cán bộ Đoàn soạn tin nhắn theo cú pháp: TV (dấu cách) thuê bao 1 (dấu cách) thuê bao 2 (dấu cách) thuê bao 3 (dấu cách) thuê bao 4 (dấu cách) thuê bao 5 và gửi tới 900. Các thuê bao này cũng có thể được thay đổi không quá 3 lần/tháng.

Ngoài ra, Vinaphone cũng mở rộng tính năng tài khoản khuyến mại của thuê bao học sinh sinh viên TalkEZ và tặng 100 SMS nội mạng/tháng trong vòng 12 tháng cho thuê bao học sinh, sinh viên.   

Thêm ký tự F, J, W, Z trong bảng chữ cái tiếng Việt

(Nguồn: báo Dân trí) Đó là đề xuất đã được đưa vào dự thảo thông tư hướng dẫn về tiếng Việt trên môi trường sách giáo khoa và máy tính của Bộ GD-ĐT.
Tối 8/8, ông Quách Tuấn Ngọc - cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT), người trực tiếp soạn thảo thông tư trên - cho biết dự thảo sẽ công bố trong tháng 8-2011 để xin ý kiến các nhà ngôn ngữ học, tiếp tục hoàn chỉnh và dự kiến ban hành chính thức vào tháng 10-2011.
Giải thích về việc bổ sung các ký tự trên vào bảng chữ cái tiếng Việt, ông Ngọc cho rằng chữ viết của VN hiện nay được sáng tạo trên việc sử dụng ký tự Latin để ghi âm tiếng Việt nhưng đã phức tạp hóa bằng các chữ kép thay thế cho nhóm ký tự F, J, W, Z khiến cho tiếng Việt khó hòa nhập quốc tế.
Tuy nhiên, trong cộng đồng người sử dụng máy tính thì các ký tự trên đã trở nên quen thuộc, chủ yếu phục vụ việc gõ các ký tự riêng của tiếng Việt là ă, â, ê, ơ, ư. Vì vậy, việc thừa nhận nhóm ký tự trên trong bảng chữ cái tiếng Việt là cần thiết để thống nhất sử dụng về chuẩn chính tả tiếng Việt trên môi trường máy tính và sách giáo khoa.
Dự thảo thông tư trên còn một nội dung khác là làm rõ xung quanh chữ “y” và “i” trong những trường hợp phát âm giống.
Nếu thông tư hướng dẫn về tiếng Việt trên môi trường sách giáo khoa và máy tính được ban hành, bảng chữ cái tiếng Việt sẽ bao gồm 33 ký tự.

08/08/2011: Điểm sàn đại học - cao đẳng

(Nguồn: Vietnamnet.vn) Sau hai giờ thảo luận, sáng nay, 8/8, Hội đồng điểm sàn quốc gia đã xác định "ngưỡng" vào đại học, cao đẳng của thí sinh năm 2011.

Điểm/Khối A B C D
Hệ đại học  13  14  14  13
Hệ cao đẳng  10  11  11  10

Mức điểm sàn được áp dụng đối với học sinh phổ thông khu vực 3, chưa tính điểm ưu tiên khu vực và đối tượng. Khu vực kế tiếp được giảm 0,5 điểm, đối tượng kế tiếp được giảm 1 điểm.

Thí sinh có tổng điểm dưới sàn sẽ không được tham gia xét tuyển nguyện vọng 2, 3 vào các trường đại học.

Năm 2011, cả nước có 1,5 triệu hồ sơ đăng kí thi đại học và gần 500.000 hồ sơ thi cao đẳng.

Theo tính toán của Hội đồng điểm sàn (Bộ GD-ĐT) năm  nay, có 593.911 thí sinh dự thi khối A. Số lượng thí sinh có mức điểm bài thi đại học từ 13 trở lên của khối này là 195.096 học sinh. Các trường được tuyển 157.258 chỉ tiêu cho khối thi này.


Khối B có 253.843 thí sinh dự thi, số thí sinh đạt điểm từ sàn có 114.444 trường hợp. Chỉ tiêu tuyển sinh của khối này là 29.571.

Các trường tuyển sinh khối C tiếp nhận 70.346 thí sinh dự thi, số thí sinh đạt điểm từ 14 trở lên là 28.221. Khối này được phép tuyển 23.538 chỉ tiêu.

Trong khi đó, ở khối D, có 178.632 thí sinh dự thi. Trong số này, thí sinh đạt "ngưỡng" từ sàn trở lên có 77.524. Năm nay, khối D được giao "giới hạn" tuyển sinh với 56.244 suất.

Trước phiên họp này, sức nóng dồn lên với nhiều trường đại học, cao đẳng ngoài công lập và cả Bộ GD-ĐT.

Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập phía Bắc yêu cầu hạ mức điểm sàn hoặc công bố 2 mức điểm sàn riêng cho khối công lập và khối ngoài công lập.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, khi trình độ thí sinh hiện nay còn đang chênh lệch quá lớn, điểm sàn chính là ngưỡng để phân loại thí sinh. Trong bối cảnh hiện nay, chưa thể bỏ được điểm sàn trong xét tuyển.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường phải công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng (NV) 1 chậm nhất là ngày 20/8.

Các trường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) và lệ phí ĐKXT đợt 2 (NV2) và đợt 3 (NV3) của thí sinh nộp theo đúng thời hạn sau đây: Đợt 2, từ ngày 25/8 đến 17h ngày 15/9; Đợt 3: từ ngày 20/9 đến 17h ngày 10/10.

Khác với mọi năm, năm nay, những thí sinh trượt NV1 được phép nộp nhiều lần hồ sơ vào các trường còn dư chỉ tiêu.

Trong thời gian quy định, hàng ngày, các trường nhận hồ sơ ĐKXT của thí sinh và công bố công khai thông tin về hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2, NV3 của thí sinh trên trang web của trường. Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu: nhận hồ sơ, cập nhật thông tin hồ sơ từng ngày, công bố công khai các thông tin về hồ sơ ĐKXT của thí sinh...

Trong chiều nay và những ngày tới, các trường ĐH, CĐ sẽ công bố điểm trúng tuyển, chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 2 và 3. VietNamNet tiếp tục cập nhật các thông tin này.